Nhà phố Khu đô thị Căn hộ Đất thổ cư

 Nhà phố Vĩnh Phúc

Tỉnh Vĩnh Phúc thuộc miền Đồng Bằng Bắc Bộ, nằm ở chính giữa trung tâm hình học trên bản đồ miền Bắc. Đây là tỉnh nằm trong quy hoạch vùng thủ đô Hà Nội, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Xuất phát điểm từ một tỉnh thuần nông nghèo khó, nhờ loạt chính sách trải thảm đỏ đón nhà đầu tư, Vĩnh Phúc phút chốc vươn lên trở thành một trong những tỉnh công nghiệp hàng đầu của cả nước.

Vị trí địa lý

Vĩnh Phúc nằm ở vùng đỉnh của châu thổ sông Hồng, khoảng giữa của miền Bắc Việt Nam, khu vực trung du vì vậy có ba vùng sinh thái: đồng bằng ở phía nam tỉnh, trung du ở phía bắc tỉnh và vùng núi ở huyện Tam Đảo. Tỉnh có vị trí địa lý:
  • Phía bắc giáp tỉnh Thái Nguyên (với ranh giới là dãy núi Tam Đảo) và tỉnh Tuyên Quang.
  • Phía tây giáp tỉnh Phú Thọ với ranh giới tự nhiên là sông Lô.
  • Phía nam và phía đông giáp thủ đô Hà Nội với ranh giới tự nhiên là sông Hồng
Do đặc điểm vị trí địa lý Vĩnh Phúc có ba vùng sinh thái rõ rệt: đồng bằng, trung du và miền núi; liền kề với thủ đô Hà Nội, gần sân bay quốc tế Nội Bài; có hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường sông thuận lợi trên trục phát triển kinh tế của Việt Nam. Tỉnh có hệ thống giao thông khá thuận lợi, có tuyến Quốc lộ 2, đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai và đường sắt Hà Nội - Lào Cai đi qua trên địa bàn. Chảy qua Vĩnh Phúc có 4 dòng chính: sông Hồng, sông Lô, sông Phó Đáy và sông Cà Lồ. Hệ thống sông Hồng là tuyến đường thuỷ quan trọng, thuận lợi cho tàu bè.

Lịch sử hình thành

Theo tư liệu từ Sở Thông tin và Truyền thông, Vĩnh Phúc là cái nôi của người Việt cổ, với di chỉ khảo cổ học Đồng Đậu nổi tiếng. Thời kỳ 12 sứ quân, nơi đây là địa bàn chiếm đóng của sứ quân Nguyễn Khoan. Tỉnh Vĩnh Phúc được thành lập vào ngày 12 tháng 2 năm 1950, do sự kết hợp của hai tỉnh Vĩnh Yên và Phúc Yên cũ. Khi hợp nhất tỉnh Vĩnh Phúc có diện tích 1.715 km², dân số 470.000 người, gồm 9 huyện: Bình Xuyên, Đa Phúc, Đông Anh, Kim Anh, Lập Thạch, Tam Dương, Vĩnh Tường, Yên Lạc, Yên Lãng. Như vậy, Vĩnh Phúc từng là tên gọi của những đơn vị hành chính theo những cấp độ khác nhau, từ tổng, huyện cho đến tỉnh với những địa bàn lãnh thổ khác nhau. Vĩnh Phúc  từ lâu gắn liền với hình ảnh giao thương nhộn nhịp, hội tụ từ nhiều vùng miền trong cả nước. Dưới thời Pháp thuộc, Vĩnh Phúc là một tỉnh lỵ miệt vườn thuần nông, dân số chủ yếu là nông dân và chỉ có hai trục giao thông chính là Quốc lộ 2 và sông Hồng.

Hành chính

Tỉnh Vĩnh Phúc có 9 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc, bao gồm 2 thành phố và 7 huyện với 136 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 15 phường, 16 thị trấn và 105 xã.

Kinh tế

Vĩnh Phúc vốn là một tỉnh công nghiệp thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội của tỉnh. Tuy vậy, trong khó khăn cũng xuất hiện những tín hiệu tích cực, lạc quan, đặc biệt là niềm tin của doanh nghiệp đang được củng cố trước những nỗ lực và giải pháp phòng chống dịch và phục hồi kinh tế của tỉnh đã tạo nên điểm nhấn quan trọng. 6 tháng đầu năm 2021, giá trị sản xuất ngành công nghiệp của tỉnh đạt trên 145.910 tỷ đồng, tăng 26,73% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, hầu hết các sản phẩm chủ lực đều tăng cao: Xe ô tô tác loại tăng 49,6%, linh kiện điện tử tăng 34,4%, quần áo các loại tăng 19,1%, gạch ốp lát tăng trên 13,9%, thức ăn gia súc tăng 8,5%, xe máy các loại tăng 2,5%... Kết quả này đã góp phần quan trọng vào bức tranh tăng trưởng kinh tế chung của tỉnh nửa đầu năm 2021: Tốc độ tăng trưởng kinh tế ước tăng trên 14,2%; thu ngân sách trên địa bàn ước đạt 19.139 tỷ đồng, đạt 62,3% dự toán và bằng 133% so với cùng kỳ năm 2020. Đến 30/6, toàn tỉnh có 12 khu công nghiệp được thành lập, trong đó có 8 khu đã đi vào hoạt động với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 12.760 tỷ đồng và 117,42 triệu USD; có 620 doanh nghiệp được thành lập mới và 219 doanh nghiệp sau thời gian đăng ký tạm ngừng hoạt động đã quay trở lại, tăng 36% so với cùng kỳ năm 2020... Đặc biệt, mức tăng trưởng kinh tế 2 con số ở nửa đầu năm 2021 đã đưa Vĩnh Phúc trở thành địa phương có mức tăng trưởng kinh tế cao nhất vùng Đồng bằng Sông Hồng, cao thứ 3 toàn quốc và cũng là mức tăng trưởng kinh tế cao nhất của tỉnh trong 10 năm trở lại đây. Vĩnh Phúc là một tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, được thủ tướng chính phủ phê duyệt xây dựng 20 khu công nghiệp. Và 41 cụm công nghiệp trong đề án quy hoạch phát triển ngành công nghiệp Vĩnh Phúc đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.

Du lịch

Vĩnh Phúc có nhiều cảnh quan và danh thắng kỳ thú như khu danh thắng Tây Thiên với Thiền Viện Trúc Lâm Tây Thiên (là một trong 3 thiền viện lớn nhất Việt Nam cùng với Yên Tử và Đà Lạt), khu nghỉ mát Tam Đảo, tháp Bình Sơn, đền Gia Loan - chùa Biện Sơn,… là nơi để phát triển các loại hình du lịch như tham quan, nghỉ mát,… Ngoài ra còn có trên 500 di tích lịch sử, văn hoá với 170 di tích được xếp hạng, trong đó 67 di tích được xếp hạng cấp quốc gia. Vĩnh Phúc còn có nhiều đầm hồ ở những địa thế đẹp có thể phát triển thành điểm du lịch nghỉ dưỡng hấp dẫn.

Giáo dục

Trong những năm qua ngành giáo dục của tỉnh Vĩnh Phúc đã có những bước tiến vượt bậc là một trong những tỉnh,thành có chất lượng giáo dục cao nhất cả nước, 3 năm liền (2012, 2013 và 2014) Vĩnh Phúc đứng đầu cả nước về điểm trung bình thi đại học. Năm 2013, học sinh Vĩnh Phúc đạt 1 huy chương bạc Olympic Toán, 1 huy chương đồng Olympic sinh học quốc tế, 49 học sinh đạt giải trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia. Năm 2014 học sinh Vĩnh Phúc đứng thứ 6 cả nước về số giải trong kỳ thi học sinh giỏi 2014 với 67 giải, tiếp tục khẳng định vị trí số 1 toàn quốc về điểm trung bình 3 môn thi đại học .Là một trong 5 tỉnh đầu tiên của cả nước được công nhận phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ 2.Từ một tỉnh mới với mô hình giáo dục nhỏ nay Vĩnh Phúc đã có một số trường Đại học và Cao đẳng quy mô như trường ĐHSP Hà Nội II, trường Cao đẳng Công nghiệp Phúc Yên, trường CĐSP Vĩnh Phúc, CĐ Việt Đức và sắp tới đây sẽ có một số trường ĐH được xây dựng trên địa bàn tỉnh. Vĩnh Phúc đặc biệt quan tâm và là tỉnh đi đầu cả nước về phát triển đào tạo nghề góp phần nâng cao chất lượng người lao động, tăng sức cạnh tranh thị trường lao động. Bằng chứng là hàng loạt các trường TC, CĐ nghề ra đời:
  • Đại học - Học viện - Cao đẳng - THCN
  • Trường Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải (cơ sở Vĩnh Yên)
  • Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
  • Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội (cơ sở Phúc Yên).
  • Trường Đại học Trưng Vương
  • Trường Sĩ quan Tăng-Thiết giáp
  • Học viện kỹ thuật quân sự (cơ sở Vĩnh Yên)
  • Trường Cao đẳng Công nghiệp Thương Mại
  • Trường Cao đẳng Kinh tế-Kỹ thuật Vĩnh Phúc
  • Trường Cao đẳng Vĩnh Phúc (tiền thân là CĐSP Vĩnh Phúc)
  • Trường Cao đẳng nghề Vĩnh Phúc FB
  • Trường Cao đẳng nghề Cơ khí Nông nghiệp
  • Trường Cao đẳng nghề Việt Xô số 1
  • Trường Trung cấp Công nghệ Vĩnh Phúc
  • Trường Trung cấp Kinh doanh và Quản lý Tâm Tín
  • Trường Trung cấp Kỹ thuật Vĩnh Phúc
  • Trường Trung cấp Y tế Vĩnh Phúc
  • Hệ Trung cấp trong Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Vĩnh Phúc
  • Hệ Trung cấp trong Trường Cao đẳng Sư phạm Vĩnh Phúc.

Y tế

Vĩnh Phúc có 1 bệnh viện tuyến TW,6 bệnh viện trực thuộc tỉnh,9 bệnh viện cấp huyện và nhiều phòng khám,trung tâm y tế. Các bệnh viện thuộc tuyến tỉnh và trung ương (không kể bệnh viên tư, cấp huyện,phòng khám,trung tâm y tế). Danh sách các bệnh viện tuyến TƯ, tỉnh:
  • Bệnh viện 74 Trung ương (trực thuộc TW).
  • Bệnh viện Đa Khoa Tỉnh Vĩnh Phúc
  • Bệnh viện Đa Khoa KV Phúc Yên.
  • Bệnh viện quân y 109.
  • Bệnh viện giao thông vận tải tỉnh Vĩnh Phúc (BV ngành)
  • Bệnh viện hữu nghị Lạc Việt (BV tư nhân).
  • Bệnh viện Y học cổ truyền Vĩnh Phúc.
  • Bệnh viện Phục hồi chức năng Vĩnh Phúc.
  • Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Vĩnh Phúc.
  • Bệnh viện tâm thần Vĩnh Phúc.

Hạ tầng giao thông

Khung hạ tầng đô thị Vĩnh Phúc đang được định hình trên cơ sở kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại, phù hợp quy hoạch chung đô thị Vĩnh Phúc, quy hoạch vùng Thủ đô Hà Nội và quy hoạch các phân khu. Tỉnh đang gấp rút xây dựng các tuyến giao thông chính liên kết với vùng Thủ đô và các tỉnh lân cận nhằm phát huy tối đa vị trí địa kinh tế để thu hút và khai thông các nguồn lực.

Đường bộ

Trong hệ thống đường bộ, Quốc lộ 2A nổi lên như một con đường chiến lược quan trọng, chạy suốt chiều dài từ Bắc vào Nam Bản:Cao tốc Nội Bài - Lào Cai(CT05), Quốc Lộ 2A(QL2A), Quốc Lộ 2C(QL2C), Quốc Lộ 23(QL23), AH14(Xa lộ châu Á số 14), Tỉnh 301(ĐT301), Trục chính đô thị Mê Linh. Không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế mà còn đóng vai trò quan trọng trong chiến lược quân sự, quốc phòng Những năm qua, Vĩnh Phúc đã quy hoạch, lập dự án xây dựng nhiều công trình giao thông liên khu vực sự phát triển của Vĩnh Phúc gắn liền với Vùng thủ đô, nói cách khác, Vĩnh Phúc phải tìm cách khai thác, tận dụng các cơ hội của một tỉnh giáp ranh Hà Nội, thuộc Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ để vươn lên. Trong đó, huyết mạch giao thông đóng vai trò trọng yếu để thu hút đầu tư, lưu thông hàng hóa. Nhận thức rõ điều này, tỉnh đang tích cực đầu tư, nâng cấp các tuyến đường sẵn có kết nối với Thủ đô Hà Nội như cao tốc Hà Nội - Lào Cai, QL 2, QL 2C là những công trình kết nối hạ tầng giao thông đồng bộ giữa Vĩnh Phúc với các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc. Tỉnh cũng ứng dụng mô hình TOD – đô thị phát triển theo hướng dựa vào đầu mối giao thông công cộng để phát triển chuỗi đô thị gắn liền với các tuyến BRT, giao thông liên kết vùng, đồng thời tiếp tục đầu tư, xây dựng các trục đường theo hướng Đông – Tây, Bắc – Nam để hoàn thiện các tuyến đường vành đai, tuyến đường trục chính kết nối nội tỉnh và liên tỉnh.

Đường thủy

Nhờ lợi thế nằm giữa 2 con sông lớn là sông Hồng và sông Lô mà Vĩnh Phúc kết nối thuận tiện với các cảng lớn ở phía Bắc, giao thương thuận tiện với các tỉnh Đồng bằng sông Hồng. Đường thủy nội địa trên địa bàn tỉnh gồm 2 tuyến sông chính là sông Hồng và sông Lô, với tổng chiều dài khoảng 63km; 3 bến phà, 6 bến đò và 44 bến bãi kinh doanh, tập kết cát, sỏi. Vào dịp cuối năm, các phương tiện giao thông thủy và phương tiện chở khách qua sông hoạt động ngày càng nhộn nhịp

Đường sắt

Ga Vĩnh Yên và ga Phúc Yên nằm trên địa bàn tỉnh có Tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai chạy qua địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có chiều dài khoảng 32km.

Đường hàng không

Tỉnh lỵ của Vĩnh Phúc là Thành phố Vĩnh Yên, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 50km và cách sân bay quốc tế Nội Bài 25km nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại, du lịch ở Vĩnh Phúc bằng đường hàng không.

Giao thông công cộng

Theo thống kê của Sở Giao thông vận tải, hiện toàn tỉnh có 75 tuyến vận tải hành khách liên tỉnh cố định với gần 200 đầu xe đi tới 20 tỉnh, thành trong cả nước; 33 doanh nghiệp taxi, HTX vận tải hành khách công cộng với gần 4.100 xe; 8 tuyến xe buýt công cộng với gần 70 đầu xe.

Phát triển đô thị

Phát triển kinh tế-xã hội gắn với phát triển đô thị là chiến lược được Vĩnh Phúc xác định và kiên trì thực hiện từ khi tái lập tỉnh đến nay. Với sự đoàn kết, quyết tâm cùng cơ chế, chính sách, giải pháp linh hoạt, phù hợp với thực tiễn, từ một tỉnh thuần nông Vĩnh Phúc đã vươn lên trở thành một trong những địa phương phát triển bậc nhất của cả nước, trung tâm công nghiệp của miền Bắc; đi cùng với kinh tế, hạ tầng đô thị được quan tâm đầu tư từng bước hoàn thiện, diện mạo đô thị văn minh, hiện đại, thành phố trực thuộc Trung ương đang dần hiện hữu. Các đồ án quy hoạch xây dựng đã thể hiện tư duy đổi mới và tầm nhìn dài hạn; tỷ lệ phủ kín quy hoạch chung các đô thị trên địa bàn tỉnh đạt 100%, bao gồm: Thành phố Vĩnh Yên - đô thị loại II, được coi là trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế, văn hoá của tỉnh; thành phố Phúc Yên - đô thị loại III, được coi là trung tâm công nghiệp - dịch vụ của tỉnh; 22 đô thị loại V thuộc huyện, gồm 12 thị trấn và 10 đô thị. Qúy I năm 2021, Sở Xây dựng triển khai điều chỉnh 3 đồ án quy hoạch xây dựng vùng liên huyện phía Bắc, phía Nam và phía Tây đô thị Vĩnh Phúc; thiết kế 3 đồ án quy hoạch chung đô thị loại IV (Bình Xuyên, Vĩnh Tường, Tam Đảo). Rà soát báo cáo UBND tỉnh xin ý kiến Ban Thường vụ Tỉnh ủy điều chỉnh cục bộ quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 A1, A4, A5; rà soát, đề xuất điều chỉnh các đồ án quy hoạch phân khu tỉ lệ 1/2000 nhằm cụ thể hóa quy hoạch chung xây dựng đô thị Vĩnh Phúc theo định kỳ. Triển khai lập 3 đồ án quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2000 phát triển du lịch, dịch vụ gồm: Khu vực xung quanh hồ Vân Trục, huyện Lập Thạch, hồ Bò Lạc, huyện Sông Lô và hồ Đồng Nhập, hồ Làng Hà, huyện Tam Đảo.

Thị trường bất động sản Vĩnh Phúc

Thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ và vùng thủ đô, Vĩnh Phúc được biết đến là đô thị vệ tinh quan trọng của Hà Nội. Những năm gần đây, Vĩnh Phúc là một điểm đến của đầu tư bất động sản với sự đa dạng của các loại hình. Nằm trên hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Quảng Ninh và vành đai phát triển công nghiệp phía Bắc, Vĩnh Phúc là điểm đến hấp dẫn của dòng vốn FDI. Theo số liệu từ Ban quản lý Khu công nghiệp, riêng trong năm 2019, Vĩnh Phúc thu hút được 63 dự án FDI với tổng vốn đăng ký 350,28 triệu USD, tăng gấp 2,2 lần vốn đầu tư  năm 2018. Trong năm 2021, theo số liệu của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc, tính từ đầu năm đến ngày 15/8, địa phương đã thu hút được 895,7 triệu USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, tăng xấp xỉ 196% so với cùng kỳ 2020. Đáng chú ý, Vĩnh Phúc là điểm sáng nổi bật về FDI của Vĩnh Phúc với sự đổ bộ của hàng loạt ông lớn như Toyota Việt Nam, Honda Việt Nam, Toyota Boshoku Hà Nội… Đi cùng với làn sóng FDI, hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội ở Vĩnh Phúc được đầu tư mạnh mẽ trong những năm qua. Trong giai đoạn 2017-2020, toàn tỉnh đã bố trí hơn 8.300 tỷ đồng trong kế hoạch đầu tư công để triển khai các dự án kết cấu hạ tầng đô thị. Các tuyến giao thông huyết mạch góp phần quan trọng tạo nên sự phát triển của Vĩnh Phúc là Quốc lộ 2, Quốc lộ 23, đường xuyên Á Hà Nội - Lào Cai; đường sắt Hà Nội - Lào Cai. Giai đoạn 2021-2025, Vĩnh Phúc triển khai thi công tám dự án giao thông lớn của tỉnh, dự kiến đến cuối năm 2021 có thể sẽ đưa vào khai thác sử dụng khoảng năm dự án. Một số dự án có tính kết nối liên vùng như cầu Vĩnh Phú qua Sông Lô; đường Tây Thiên - Tam Sơn, Đường vành đai 5 vùng thủ đô và đường ven chân núi… cũng được chú trọng đẩy mạnh. Sự phát triển này tất yếu dẫn đến những biến động về dân số, kéo theo sự phát sinh về nhu cầu nhà ở, nhà cho thuê, các khu chợ, trung tâm thương mại, dịch vụ, giải trí… Do đó, không khó hiểu khi bất động sản Vĩnh Phúc có sự biến chuyển đáng chú ý trong thời gian qua. Trong cơn sốt đất đầu năm 2021, đất nền bất động sản Vĩnh Phúc cũng tăng nhiệt. Tuy nhiên, mức tăng không bị đẩy ảo, làm giá mạnh như ở nhiều địa phương khác trên cả nước thời điểm đó mà ghi nhận mức tăng phổ biến 10-20% so với đầu năm 2020. Cụ thể, đất nền thành phố Vĩnh Yên, ở những vị trí hạ tầng đã hiện hữu sẵn, ô tô đỗ cửa, giá tăng từ 13-16 triệu đồng/m2 lên mức 15-18 triệu đồng/m2. Những vị trí đẹp, đắc địa là các tuyến đường chính của tỉnh như đường Hai Bà Trăng, đường Lý Thái Tổ, đường Hùng Vương, đường Nguyễn Tất Thành, mức giá đến đầu năm 2021 là tăng 10%, dao động từ 45-60 triệu đồng/m2. Những vị trí đẹp, đắc địa lên tới 70-80 triệu đồng/m2. Phân khúc đất nền dự án thuộc các dự án trên địa bàn tỉnh cũng ghi nhận mức tăng từ 1-3 giá, tùy thuộc vị trí, khu vực như các dự án khu đô thị Xuân Hòa, khu đô thị Hoài Nam Phúc Yên, khu đô thị Nam Vĩnh Yên, TMS Phúc Yên, khu A Nam Đầm Vạc… Sau khi cơn sốt đầu năm qua đi, giá đất các khu vực trung tâm ở Vĩnh Phúc là thành phố Vĩnh Yên, thành phố Phúc Yên… không có dấu hiệu quay đầu giảm mà ghi nhận mức giá đi ngang, thậm chí ở một số vị trí đẹp, giá vẫn có xu hướng nhích nhẹ 5-10%. Tuy nhiên, theo khảo sát của VinciLand, giao dịch không còn sôi nổi như cơn sốt đầu năm và các giao dịch tập trung nhiều hơn ở phân khúc đất nền dự án. Bên cạnh phân khúc đất nền, Vĩnh Phúc chứng kiến sự đổ bộ của nhiều dự án bất động sản cao cấp hướng tới tầng lớp trung lưu của tỉnh và các chuyên gia nước ngoài đang làm việc tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Một trong những dự án gây chú ý thời gian qua ở Vĩnh Phúc là TMS Homes Wonder World. Đây là dự án đầu tiên ở Vĩnh Phúc được phát triển theo mô hình đại đô thị tiện ích với quy mô 154ha. Theo quảng cáo của chủ đầu tư thì dự án sở hữu hơn 100 tiện ích từ hệ thống nhà hàng, siêu thị, khu phố thương mại sầm uất, công viên cây xanh, đường dạo bộ, khu vui chơi trẻ em… Theo Báo cáo quý 3/2021 của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam, đây là dự án đạt giao dịch ấn tượng với khoảng 170 giao dịch thành công trong thời kì dịch bệnh vừa qua. Tổng hợp bởi VinciLand
Địa chỉ Đường Kim Ngọc – Phường Đống Đa – Thành Phố Vĩnh Yên – Tỉnh Vĩnh Phúc
Bàn giao Xây thô hoàn thiện mặt ngoài
Chủ đầu tư ập đoàn Sông Hồng Hoàng Gia
Diện tích 100m2, 150m2, 190m2,...
Giá 10 tỷ- 20 tỷ/Căn